Nứt bê tông cốt thép là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ và thời gian sử dụng của các công trình xây dựng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt bê tông cốt thép, bao gồm các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Bản chất của các nguyên nhân này là do khả năng chịu uốn và chịu lực kém của bê tông. Khi xuất hiện các vết nứt bê tông thì các tác nhân xâm thực bên ngoài sẽ thâm nhập vào cốt thép cũng như các thành phần cấu trúc xây dựng bên trong dẫn đến cấu trúc công trình bị hủy hoại.

Các nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân mà ta không kiểm soát được như ảnh hưởng của thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, tác động của các trận động đất gây ra. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân mà con người hay chính xác là những người trực tiếp xây dựng nên công trình đó có thể kiểm soát, quản lý được.

Dưới đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc nứt sàn bê tông cốt thép

1. Thay đổi của khí hậu: sự nở ra hay co lại của bê tông phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, ví dụ trời nóng thì nở ra, trời lạnh thì co lại; không khí ẩm thì nở, không khí lạnh thì co lại; ngày nở, đêm co, mùa hè nở, mùa đông co. Chúng ta gọi đó là nhịp thở của bê tông cốt thép, với một đất nước có nền khí hậu nhiệt đới ẩm như của Việt Nam thì các kỹ sư thiết kế cần cân nhắc kỹ lưỡng về điều kiện thời tiết để có những quyết định thi công chính xác.

2. Bê tông có cường độ chịu nén quá thấp (khoảng 5% cường độ chịu nén của bê tông).

3. Do nền móng: móng lún, không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.

4. Do tải trọng: tải trọng ảnh hưởng đến kích thước và vị trí phân bổ khe nứt trên nền tảng bê tông cốt thép. Bề rộng có tỷ lệ thuận với ứng suất kéo trung bình trong cốt thép. Sự phân bố khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.

5. Do chất lượng bê tông: bê tông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2)

6. Quá trình thi công để mạch ngừng: vết nứt sẽ chạy theo hướng mạch ngừng (tức là quá trình thi công bị gián đoạn, sử dụng chất liệu làm bê tông khác nhau giữa các lần này).

7. Do biến dạng của tòa nhà: các tòa nhà, công trình có dạng ống thì tỉ lệ nứt cao hơn các dạng công trình khác.

 

 

8. Chất lượng bê tông không đảm bảo

  • Mác bê tông không đủ.
  • Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bảo dưỡng không đảm bảo.
  • Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
  • Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…).
  • Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
  • Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.

9. Do cốt thép: bố trí thép quá thưa, bản quá rộng.

10. Do lượng cốt thép chưa đủ

11. Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng theo yêu cầu trước khi đặt.

12. Cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống.

13. Do không bảo dưỡng tốt sau khi đổ để thiếu nước dưỡng ẩm dẫn đến bê tông bị “khô hạn” nứt. Hiện tượng này đi kèm với bề mặt bê tông bị trắng phấn bề mặt.

Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép. Chú ý kỹ và phòng tránh những yếu tố này trước và trong quá trình xây dựng để tránh những hư hại, thiệt hại sau này. Việc nứt sàn bê tông cốt thép không những ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà còn ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng của công trình đó, dẫn đến chi phí của công trình bị đẩy lên cao.